Bệnh giang mai có tái phát không?

"Chào các bác sỹ, gần đây vùng kín của em xuất hiện một số nốt sần đỏ nhạt, không đau đớn gì. Em đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán là bệnh giang mai do trước đó quan hệ tình dục bừa bãi và có dùng thuốc mà bác sỹ chỉ định. Hiện giờ em rất lo lắng không biết bệnh giang mai có tái phát không? Mong nhận được hồi âm sớm, em xin cảm ơn!" (Minh Đức, Quảng Ninh)

Tham khảo thêm:

Chào bạn Minh Đức! cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các bác sỹ Phòng khám, với vấn đề của bạn “Bệnh giang mai có tái phát không?” các bác sỹ giải đáp như sau:

Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra.

Khi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ lây lan vào các bộ phận khác nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu để lâu vi khuẩn sẽ ăn vào máu và toàn cơ thể, gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Thông thường, khuẩn giang mai sẽ gây tổn thương ở người bệnh sau 3 – 90 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Biểu hiện ban đầu dễ nhận biết đó là ở bộ phận sinh dục môi lớn, môi bé, cổ tử cung, quy đầu, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn xuất hiện những nốt ban đỏ, nốt phỏng đỏ, mảng sần, vết loét ở da và niêm mạc,…

Bệnh giang mai có tái phát không?

Ở giai đoạn đầu nếu bệnh nhân đi khám và điều trị ngay thì có thể chữa khỏi. Sau đó 3 tháng đi khám 1 lần, nửa năm sau lại tiếp tục đi khám, liên tục trong 2 – 3 năm. Ngoài ra, để chữa khỏi thì bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, không bỏ dở giữa chừng hoặc tự ý dùng thêm thuốc. Lúc này bệnh sẽ được kiểm soát và khó tái phát.

Còn nếu bạn chủ quan không điều trị sớm thì hiệu quả chữa trị sẽ thấp hơn kèm nhiều biến chứng nguy hiểm, không thể chữa dứt điểm và bệnh dễ tái phát hơn. Do đó, bệnh giang mai hoàn toàn có thể điều trị và không tái phát được phụ thuộc vào mức độ, tình trạng và phương pháp chữa trị.

Trong quá trình chữa trị bạn nên chú ý giữ gìn sức khỏe, không quan hệ tình dục tránh bệnh lây lan.

Hiện nay, để khống chế hoặc kìm hãm khuẩn giang mai lây lan, phương pháp điều trị chủ yếu là nội khoa bằng thuốc uống, tiêm và thuốc bôi da.

- Thuốc uống hoặc tiêm giúp kiểm soát xoắn khuẩn giang mai lây lan sang các bộ phận khác như hệ thần kinh, lục phủ ngũ tạng.

- Thuốc bôi ngoài da có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại các nốt mẩn.

Do đó, bạn Minh Đức thân mến, nếu không sử dụng thuốc dứt điểm và điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ thì bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Hầu hết các phương pháp trên chỉ điều trị hiệu quả ở giai đoạn đầu, nếu bệnh nặng thuốc chỉ ngăn cản sự phát triển của xoắn khuẩn chứ không tiêu diệt được hết mầm bệnh

Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh giang mai tái phát?

Để ngăn chặn bệnh tái phát, bạn cần thực hiện những biện pháp như:

- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như rau xanh, trà xanh, tỏi, thịt bò,… tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng.

- Xây dựng lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi và nếu quan hệ hãy dùng bao cao su

- Thường xuyên đi khám định kỳ để theo dõi bệnh và ngăn chặn khi có dấu hiệu lạ.

Trên đây là tư vấn từ blog sức khỏe dành cho bạn. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích đối với bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hết kinh 1 - 2 tuần lại ra máu đen có sao không?

Bệnh lậu mãn tính có chữa được không?

Hết kinh 10 ngày quan hệ lại ra máu có sao không?