Đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu có sao không?

Đau bụng kinh là một trong những dấu hiệu chuẩn bị ghé thăm của chu kỳ nguyệt san hàng tháng. Tuy nhiên, sau những cơn đau bụng kinh dữ dội, không ít chị em phụ nữ lại gặp phải tình trạng không ra máu kinh. Vậy đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu có sao không? Đây là thắc mắc được rất nhiều bạn gái quan tâm, và cũng chính là nội dung câu hỏi của bạn Kim Thoa gửi về cho các bác sĩ của blog sức khỏe.

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 23 tuổi và mới kết hôn cách đây hơn một tháng. Chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất ổn định, cứ mỗi tháng đều đặn 4 ngày kinh. Tháng vừa rồi tôi vẫn đau bụng kinh trước kỳ kinh nguyệt như mọi khi, nhưng không hiểu sao lại không ra máu kinh. Tôi đang rất lo lắng không biết mình có mắc phải bệnh lý gì hay không. Bác sĩ cho tôi hỏi, đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu có sao không? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ!

Một số vấn đề khác về kinh nguyệt:

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có sao không

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho BLOG SỨC KHỎE. Thắc mắc của bạn được các chuyên gia giải đáp như sau:

Đau bụng kinh dường như là cơn ác mộng của chị em phụ nữ mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Đây là hiện tượng vùng bụng dưới và thắt lưng bị đau quặn lại thành từng cơn kéo dài từ 30 phút hoặc một vài tiếng tùy theo cơ địa của mỗi người. Hiện tượng này khiến chị em phụ nữ rơi vào tình trạng mệt mỏi, lo lắng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống công việc hàng ngày.

Đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu có sao không?

Bạn Kim Thoa thân mến! Với thắc mắc “đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu có sao không” mà bạn đưa ra. Các bác sĩ phụ khoa của blog sức khỏe xin có một số chia sẻ như sau:

Hiện tượng đau bụng kinh nhưng lại không thấy ra máu khiến bạn cảm thấy lo lắng không biết mình có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu rất có thể là biểu hiện của một số vấn đề sau:

- Rối loạn nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân chính khiến máu không lưu thông và không ra máu trong kỳ kinh đó là hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Khi bị rối loạn nội tiết tố, hormone progesterone và estrogen bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu, mất kinh, trễ kinh.

- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài

Nếu bạn đang phải chịu áp lực từ công việc, cuộc sống, tình cảm. Những điều này sẽ khiến tâm trạng lo lắng, căng thẳng, tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của cơ thể. Nhất là gây ra các tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, dẫn tới việc chậm kinh, đau bụng kinh nhưng không ra máu.

- Sử dụng thuốc tránh thai

Việc sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách khiến hiện tượng kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ bị thay đổi. Sử dụng thuốc tránh thai khiến cho phụ nữ bị mất kinh nhưng lại có những dấu hiệu có kinh nguyệt như đau bụng kinh.

- Những bất thường ở tử cung

Tử cung phát triển không tốt, tử cung ngả về phía sau hoặc phía trước có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông của máu. Hoặc cũng có thể đây là dấu hiệu khởi phát của các căn bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung.

- Mang thai

Trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu rất giống với hiện tượng đến tháng. Các dấu hiệu như đau lưng, đau bụng dưới, cơ thể nhức mỏi… khiến chị em rất khó phân biệt được là có thai hay chuẩn bị đến kỳ kinh. Vì thế, đây cũng là lý do tại sao đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu.

Những lưu ý của bác sĩ

Với trường hợp của bạn Kim Thoa, bạn có cho biết là bạn mới kết hôn cách đây hơn một tháng. Hiện tượng đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu rất có thể bạn đã mang thai rồi. Để biết chắc chắn bạn đang mang thai hay đang mắc phải bất cứ căn bệnh phụ khoa nào khác. Chúng tôi khuyên bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám, chuẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời, thích hợp.

Nếu gia đình bạn có tiền sử của các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung… Khi phát hiện thấy mình có triệu chứng đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đối với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bổ sung thêm nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, uống đủ nước và bổ sung thêm nguồn rau củ quả…

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cơ thể có sức đề kháng tốt, giúp giảm thiểu các cơn đau bụng kinh. Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress trong cuộc sống.

Liên Hệ Với Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh Để sớm nhận được giải đáp:

Hotline: 0394.976.999-0386.977.199

Hoặc chát trực tuyến tại đây nhé:

http://chat.klinikutamagracia.com/lr/chatpre.aspx?id=kvg22111680&lng=en
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hết kinh 1 - 2 tuần lại ra máu đen có sao không?

Bệnh lậu mãn tính có chữa được không?

Que thử rụng trứng có dùng để thử thai được không?