Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?

Bệnh lậu là bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm cao, đặc biệt là qua đường tình dục. Do đó, nhiều người thường nghĩ đến nguyên nhân này mà quên rằng bênh lâu có thể lây qua những con đường khác. Bệnh lậu có lây qua đường miệng không? là câu hỏi rất nhiều người gửi về cho Phòng khám chúng tôi. Do đó, các bác sỹ đã chia sẻ một số thông tin như sau:

Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?

Các chuyên gia chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, bệnh lậu có thể lây qua đường miệng và gây ra bệnh lậu miệng. Nhưng tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn nhiều so với đường tình dục hoặc hậu môn, thế nhưng người bệnh không thể chủ quan vì nó hoàn toàn có thể xảy ra.

Giới trẻ hiện nay nhiều người lầm tưởng rằng, quan hệ tình dục bằng miệng là an toàn, tránh được mang thai. Tuy nhiên, con đường này không ngăn chặn được các bệnh lây nhiễm. Sự tiếp xúc của các vết xây xước, vết trợt nhẹ cũng khiến bệnh lây lan nhanh chóng rồi.

Đặc biệt, bệnh sẽ dễ lây nhiễm đối với những ai thích oral sex bởi miệng tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của đối phương. Nếu quá trình vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn sẽ dễ dàng lây sang và gây bệnh.

Những trường hợp lây bệnh lậu qua đường miệng có thể gặp đó là:

- Lây từ miệng của người bệnh sang cơ quan sinh dục: Qua những vết xước trên da, nước bọt, bi khuẩn bệnh lậu sẽ bám vào cơ quan sinh dục và phát triển thành bệnh. Triệu chứng ban đầu của người bệnh là đau và ngứa niệu đạo, đái buốt, có mủ vàng, nổi hạch ở bẹn, cơ thể suy nhược, sốt,…

Tham khảo thêm về:
- Lây nhiễm từ cơ quan sinh dục của người bệnh sang miệng: Khi thực hiện oral sex, vi khuẩn cũng lây lan từ cơ quan sinh dục sang miệng dễ dàng. Khi vi khuẩn đã xâm nhập được, khoảng 2 – 3 ngày sau người bệnh sẽ có những dấu hiệu như ban trắng, sung huyết, loét niêm mạc miệng, viêm họng,….

- bệnh lây qua đường miệng do dùng chung đồ dùng cá nhân: Nguy cơ lây nhiễm khá cao khi dùng chung bàn chải đánh răng của người bệnh. Những vết xước răng, vi khuẩn tích tụ có thể gây bệnh, tuy nhiên khả năng thấp hơn những trường hợp trên.

- Hôn nhau: Hôn nhau là con đường gây bệnh phổ biến ở nhiều người do khuẩn lậu trong miệng bệnh nhân được trao đổi qua tuyến nước bọt, đi vào cơ thể và gây bệnh.

Ngoài lây qua đường miệng, bệnh lậu còn lây qua đường máu, mẹ sang con, vết thương hở ngoài da,….

Cách phòng tránh bệnh lậu lây qua đường miệng

Để phòng tránh bệnh, cần chú ý một số điều sau:

- Luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, không quan hệ bằng miệng khi bị bệnh.

- không dùng chung bàn chải đánh răng và đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh.

- Không quan hệ tình dục với người đang bị bệnh lậu.

Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa: Chính vì biểu hiện của bệnh không rõ nên nhiều người nhầm lẫn những viêm nhiễm thông thường hoặc chủ quan, thậm chí bác sỹ có thể chẩn đoán sang bệnh viêm họng, viêm loét miệng,… Do đó, khi bạn tiếp xúc với người bệnh lậu và thấy những biểu hiện bất thường như họng bị sưng, viêm thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân gây ra, từ đó khám và điều trị kịp thời.

Bệnh lậu rất nguy hiểm, gây khó khăn trong cuộc sống cho người bệnh và biến chứng sang nhiều bệnh khác. Do đó, nếu thấy có triệu chứng bênh lậu hãy sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chậm kinh đau bụng dưới đau lưng là bệnh gì?

Máu kinh có màu đen ở tuổi dậy thì có sao không?

Hết kinh 1 - 2 tuần lại ra máu đen có sao không?